Các ngôn ngữ Nhóm_ngôn_ngữ_Gbe

Phân bố và người nói

Vùng ngôn ngữ Gbe tiếp giáp với sông Volta tại Ghana về phía tây và sông Weme tại Bénin về phía đông. Biên giới phía bắc vùng này nằm từ khoảng 6-8 kinh độ, phía nam thì giáp với Đại Tây Dương. Xung quanh vùng này chủ yếu là các ngôn ngữ Kwa, trừ phía đông và đông bắc, nơi tiếng Yorùbá được sử dụng. Về phía tây, nhóm Ga–Dangme, tiếng Guangtiếng Akan được nói. Về phía bắc, nó tiếp giáp với vùng nói tiếng Adele, Aguna, Akpafu, Lolobi, và Yorùbá.

Ước tính tổng số người nói các ngôn ngữ Gbe biến thiên đáng kể. Capo (1988) cho ước tính thấp nhất với bốn triệu, còn Ethnologue (ấn bản thứ 15, 2005) cho là tám triệu. Hai ngôn ngữ Gbe lớn là tiếng Ewe (GhanaTogo) và tiếng Fon (Bénin và Togo) với lần lượt bốn và ba triệu người nói (gồm cả người nói như ngôn ngữ thứ hai). Tiếng Ewe là ngôn ngữ giáo dục chính thức ở một số trường trung học và đại học ở Ghana và được dùng trong giáo dục không chính thức ở Togo. Ở Bénin, tiếng Aja (740.000 người nói) và tiếng Fon là hai trong sáu ngôn ngữ quốc gia.

Phân loại

Greenberg, sau Westermann (1952), xếp nhóm Gbe vào nhóm Kwa trong ngữ hệ Niger–Congo.[3] Cấu trúc của nhóm Kwa đã dần dần thay đổi theo thời gian; Roger Blench xếp nhóm Gbe vào nhóm Volta–Niger thay vì Kwa.

Nhóm ngôn ngữ Gbe tạo nên một dãy phương ngữ. Dựa trên nghiên cứu so sánh, Capo (1988) chia nó thành năm cụm, trong đó mỗi cụm bao gồm nhiều phương ngữ/ngôn ngữ thông hiểu lẫn nhau. "Biên giới" giữa các cụm không phải lúc nào cũng rõ ràng. Chúng là:[4]

TênTên khácSố người nóiMột số phương ngữVùng
EweVhe, Ɛ̀ʋɛ̀ gbèkhoảng 3.600.000Anlo, Kpando, Ho, FodomeHạ Ghana phía đông của sông Volta; tây nam Togo
GenGẽ, Mina, Gɛn gbekhoảng 400.000Gliji, Anexo, AgoiQuanh hồ Togo, quanh Anexo
AjaAja gbe, Adjakhoảng 500.000Dogbo, SikpiTogo, Bénin; sông đất liền dọc theo sông Mono
FonFɔn gbèkhoảng 1.700.000Gun, Kpase, Agbome, Maxiđông nam Togo, Bénin phía tây của sông Weme và dọc theo bờ biển
Phla–PheráFla, Offra, Xwla gbekhoảng 400.000Alada, Toli, AyizoTogo và Bénin dọc theo bờ biển và quanh hồ Ahémé

Angela Kluge (2011)[5] đề xuất rằng nhóm Gbe có thể được tách thành ba cụm lớn.

  • Gbe Tây (Ewe, Gen, và Gbe tây bắc): Adan, Agoi/Gliji, Agu, Anexo, Aveno, Awlan, Be, Gbin, Gen, Kpelen, Kpési, Togo, Vhlin, Vo, Waci, Wance, Wundi (và Awuna?)
  • Gbe Trung: Aja (Dogbo, Hwe, Sikpi, Tado, Tala)
  • Gbe Đông (Fon, Phla–Pherá miền đông, và Phla–Pherá miền tây): Agbome, Ajra, Alada, Arohun, Ayizo, Ci, Daxe, Fon, Gbekon, Gbesi, Gbokpa, Gun, Kotafon, Kpase, Maxi, Movolo, Saxwe, Se, Seto, Tofin, Toli, Weme, Xwela, Xwla (đông), Xwla (tây) (và Wudu?)

Tên gọi

Toàn cụm phương ngữ này từng được gọi là 'Ewe' bởi Westermann, cây bút giàu sức ảnh hưởng nhất về nhóm ngôn ngữ này, người đã dùng thuật ngữ 'tiếng Ewe chuẩn' để chỉ dạng viết của tiếng Ewe. Những cây bút khác đã gọi toàn nhóm Gbe là 'Aja', theo tên thổ ngữ của vùng Aja-Tado tại Bénin. Tuy nhiên, việc dùng tên của chỉ một ngôn ngữ cho toàn nhóm có thể gây khó hiểu. Từ khi thành lập một nhóm chuyên khảo ở West African Languages Congress tại Cotonou năm 1980, cái tên do H. B. Capo gợi ý đã được chấp nhận: 'Gbe', một từ có nghĩa là 'ngôn ngữ/phương ngữ' trong các ngôn ngữ trong nhóm.[6]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhóm_ngôn_ngữ_Gbe http://www.atidekate.com/Volta/Ewe.html http://www.atypon-link.com/WDG/doi/abs/10.1515/JAL... http://www.ethnologue.com http://journals.dartmouth.edu/cgi-bin/WebObjects/J... http://iupress.indiana.edu/textnet/0-253-34073-X/0... http://glottolog.org/resource/languoid/id/gbee1241 http://www.sil.org/silesr/2011/silesr2011-012.pdf https://www.idref.fr/106930869 https://id.loc.gov/authorities/subjects/sh20030001... https://web.archive.org/web/20041111133338/http://...